Nếu bạn đang có cùng câu hỏi chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu, khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Thì xin chúc mừng bạn đã xác định đúng hướng và hoàn toàn khoa học.
Thay vì lo lắng ngồi đoán già, đoán non, không biết mình có bị bệnh tiểu đường hay không? Mình có thể chết vì bệnh, hay chỉ số đường huyết ở mức bao nhiêu là bình thường. Hãy chủ động bằng cách trang bị cho mình những kiến thức cần thiết từ những điều cơ bản nhất.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index). Đây là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Dựa vào đó, chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao.
Chỉ số đường huyết được đo như thế nào?
Tại các thời điểm trong ngày, mức độ đường huyết trong cơ thể mỗi người là khác nhau. Chính vì thế, có 4 thời điểm đo (tương ứng 4 chỉ số) được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường bao gồm:
- Đường máu ngẫu nhiên đo tại 1 thời điểm bất kỳ trong ngày.
- Đường máu lúc đói: Chính xác nhất là đo trước khi ăn sáng, sau khi đã nhịn ăn uống qua đêm tối thiểu 8 tiếng.
- Đường máu sau khi ăn: Thường được đo sau bữa ăn hoặc sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose 1 – 2 h tính từ thời điểm bắt đầu bữa ăn.
- Đường máu trung bình 2 – 3 tháng hay chỉ số HbA1c.
Đơn vị đo đường huyết có thể tính bằng mg/dL hoặc mmol/l (1 mmol/l = 18 mg/dL). Riêng HbA1c tại Việt Nam được tính bằng đơn vị %.
Chỉ số đường huyết bình thường ở ngưỡng bao nhiêu?
Tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường và chỉ số đường huyết bình thường sẽ được tóm tắt trong bảng sau: XEM THÊM
Đặc biệt, đối với trường hợp phụ nữ mang thai sẽ bị chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi kết quả làm nghiệm pháp dung nạp glucose có 1 chỉ số vượt ngưỡng:
- Chỉ số khi đói ≥ 5.1 mmol/l
- Chỉ số 1h sau khi ăn ≥ 10 mmol/l
- Chỉ số sau 2h sau khi ăn ≥ 8.5 mmol/l
Chỉ số đường huyết an toàn đối với người mắc bệnh tiểu đường
Trên thực tế, khó có một ngưỡng giá trị đường huyết an toàn chung cho tất cả bệnh nhân mắc chứng tiểu đường. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ thống nhất, ngưỡng giá trị chỉ số đường huyết cho phép mà người bệnh nên đạt được như sau:
- Chỉ số đường huyết an toàn lúc đói
– Bệnh nhân tiểu đường dưới 59 tuổi và chưa xuất hiện biến chứng: 4.4 – 6.7 mmol/l (80 – 120 mg/dL)
– Bệnh nhân trên 60 tuổi hoặc đã mắc các biến chứng: 5.6 – 10 mmol/l (100 – 180mg/dL)
- Chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ
Để hạn chế nguy cơ hạ đường huyết trong giấc ngủ, trước khi đi ngủ, người bệnh cũng cần kiểm tra mức độ đường huyết trong cơ thể. Chỉ số nên đạt được là:
– Từ 5 đến 8.3 mmol/l (90 – 150 mg/dL) dành cho người lớn
– Từ 5.6 đến 10 mmol/l (100 – 180 mg/dL) đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi
– Từ 6.1 đến 11.1 mmol/l (110 – 200 mg/dL) đối với trẻ dưới 6 tuổi
- Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường sau ăn
Tùy vào thể trạng từng người, loại tiểu đường cũng như thực phẩm trong bữa ăn đó mà chỉ số này sẽ khác nhau.
Tuy nhiên giới hạn an toàn nên đạt được là: dưới 10 mmol/l (180 mg/dl)
Tham khảo thêm: Nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường để phòng tránh
-
Chỉ số HbA1c
Đây là chỉ số có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong điều trị chứng tiểu đường. Chỉ số này, giúp đánh giá chính xác người bệnh có kiểm soát đường huyết tốt hay không. Giới hạn an toàn của HbA1c ở người tiểu đường là dưới 7%. Tuy nhiên, nếu đối với người mới mắc bệnh và còn trẻ tuổi, hãy cố gắng giữ HbA1c dưới 6.5%. Ngược lại, với người cao tuổi, HbA1c an toàn có thể lên tới dưới 7.5% hoặc dưới 8.5% tùy theo sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Cách giảm và ổn định chỉ số đường huyết trong mọi thời điểm
- Lựa chọn thực phẩm chứa chỉ số Gi thấp
Mỗi loại thực phẩm khác nhau, sẽ ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết với mức độ khác nhau. Mức độ này được đánh giá qua mức đường huyết của thực phẩm GI. Nếu GI càng cao, càng dễ gây tăng đường huyết. Vì thế, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp, ví dụ như:
-Các loại hạt: hạnh nhân, hạt chia, hạt óc chó…
-Cá biển, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt
-Rau xanh: đay, mồng tơi, bắp cải, súp lơ, nấm, đậu đỗ…-
-Trái cây: thanh long, bưởi, ổi, táo, bơ, kiwi…
- Ăn đúng bữa với lượng chất dinh dưỡng vừa đủ
Đối với người tiểu đường, một bữa ăn chuẩn phải bao gồm ½ là rau xanh, ¼ cho chất đạm chất béo tốt và ¼ cho tinh bột. Bên cạnh đó, nên chia nhỏ lượng thức ăn cả ngày thành nhiều bữa nhỏ. Thực hiện nguyên tắc ăn rau, nước canh đầu bữa, luôn ăn kèm chất đạm cùng tinh bột để chậm quá trình tiêu hóa đường.
-
Hình thành và duy trì các thói quen lành mạnh
Không chỉ giúp giảm đường huyết, giữ cân nặng khỏe mạnh, mà duy trì các thói quen lành mạnh còn giảm nguy cơ biến chứng trên tim mạch. Những thói quen tốt bao gồm: hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, không hút thuốc. Cố gắng ngủ đủ giấc, uống đủ nước, thăm khám định kỳ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.
- Giảm kháng insuIin bằng cách luyện tập thể dục
Hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, cố gắng không bỏ tập quá 2 ngày liên tiếp. Nếu có dấu hiệu đau xương khớp hay có vết thương ở bàn chân, hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như: yoga, thái cực quyền, đạp xe đạp trên không…
Hi vọng với những thông tin hữu ích được chiakhoakhoedep.com chia sẻ trên đây, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức trong việc trả lời câu hỏi chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường, không lo lắng.
Các bạn có thể liên hệ trực tiếp cho chiakhoakhoedep.com qua Hotline: 0902 52 52 43 – 0903 151594 để được hướng dẫn cách điều trị cũng như phương pháp ăn uống để mức độ đường huyết giảm và ổn định, ngăn chặn biến chứng tiểu đường cách hiệu quả tối ưu nhất !
Hẹn gặp các bạn ở số bài viết tiếp theo nhé !
TAMINO – Viên Uống Tăng Cân Của Năm !!! <<Sản phẩm đột phá dành riêng cho người gầy lâu năm, thể trạng yếu>> Phân phối chính thức bởi Công ty CỔ PHẦN KENTADO Website: https://tamino.vn/ |